Chào mừng các bạn đến với bài viết này. Trong chủ đề bài viết này, mình muốn share lại chủ đề cơ bản nhất của nội dung blog này: Hệ thống ERP là gì, các loại ERP đang có trên thị trường. Qua bài viết này, hi vọng chúng ta sẽ phân biệt là các hệ thống sẽ được cung cấp trên thị trường theo những hình thức như thế nào. Từ đó có thể có chiến lược phù hợp nếu doanh nghiệp các bạn đang có kế hoạch triển khai ERP.
Thực ra đây trong bài viết này chỉ share lại những thuật ngữ mà các bạn có thể sẽ tìm hiểu chuyên sâu để sau này nghe nói về một hệ thống ERP thì các bạn sẽ biết được rằng là nó có thể phân chia theo những nhóm như thế nào và cũng thuận tiện cho quá trình mà đầu tư lựa chọn của doanh nghiệp.
Thứ nhất, nếu mà chúng ta nghiêng về cái nhóm nó gọi là by model, tức là sản phẩm ERP được xây dựng theo mô hình và các bạn có thể nghe đến khái niệm là ERP out-of-the-box. Đây được hiểu là hệ thống sẽ có những tính năng có sẵn ở trong sản phẩm và hầu như việc mà add-in hay customize thêm rất là hạn chế. Ví dụ như trên thị trường có một số phần mềm ở nội địa của Việt Nam thì chúng ta gọi là out of the box, tức là nhà cung cấp phát triển phần mềm như thế nào thì mình sử dụng như thế và rất hạn chế trong việc chỉnh sửa.
Ngược lại với sản phẩm ERP out of the box chúng ta sẽ có customize tức là cho phép chỉnh sửa, cho phép add in rất nhiều thứ các tính năng để hệ thống có thể phù hợp với doanh nghiệp của khách hàng.
Trên thị trường đôi khi cũng có nhiều doanh nghiệp đôi khi họ không cần hết tất cả module của một hệ thống ERP. Thế nên cũng có một số sản phẩm ERP theo module như là Oracle Netsuite. Nhà cung cấp cho phép mua theo từng module để lắp ghép lại với nhau để trở thành một hệ thống ERP hoàn chỉnh. Với lộ trình này thì khách hàng chỉ cần triển khai module A, module B ví dụ như là kế toán tài chính là trước, sau đó là module mua hàng, bán hàng. Có ba cái module này là hoạt động được rồi. Trong tương lai, nếu cần thêm thì khách hàng có thể triển khai thêm các module khác và chắc chắn là sau khi thêm thì hệ thống vẫn vận hành trơn tru vì các tính năng đã được kết nối với nhau từ trước rồi. Đó là chúng ta phân theo cái model.
Tiếp theo chúng ta phân biệt theo tiêu chí là by size. Tức là phân biệt hệ thống ERP theo kích cỡ, quy mô của doanh nghiệp. Trên thị trường đa phần sẽ là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Mà doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không thể nào mà sử dụng một cái hệ thống quá to, quá cồng kềnh, điều đó sẽ không phù hợp tại vì về mặt chi phí, về mặt đầu tư, về mặt triển khai nó không phù hợp.
Ở lớp thứ hai đó là về middle business, tức là doanh nghiệp vừa. Các doanh nghiệp này cũng không thể sử dụng những hệ thống ERP quá đơn giản được vì sẽ có những yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp nữa. Và cũng tương tự như vậy, doanh nghiệp lớn thì cũng không thể nào sử dụng được những hệ thống ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì lý do đó cho nên trên thị trường nó sẽ xuất hiện những hệ thống ERP phù hợp cái từng size quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa thì sẽ có hệ thống ERP cho doanh nghiệp vừa. Nếu là doanh nghiệp lớn thì có giải pháp ERP cho doanh nghiệp lớn. Như vậy thì khi mà doanh nghiệp của mình định vị là doanh nghiệp như thế nào thì chúng ta sẽ có những hệ thống tương tự tương ứng để mà cung cấp một cách triệt để.
Tiếp theo đó là phân loại theo công nghệ hay còn gọi là by tech basement. Các sản phẩm ERP hiện tại sẽ có nhiều sản phẩm họ viết trên những ngôn ngữ và trên những cái nền tảng công nghệ riêng của họ. Ví dụ như là SAP, họ có hệ thống SAP S/4HANA là một hệ thống về ERP sử dụng hoàn toàn bằng công nghệ ngôn ngữ lập trình là SAP ABAP. Và trên thị trường chỉ có mỗi SAP là ổng sử dụng cái ngôn ngữ SAP ABAP.
Hay là nếu mà chúng ta nói về ngôn ngữ lập trình cho ERP nó sẽ có một cái trường phái nó gọi là Open Source. Ở đây, các bạn có thể nghe đến Odoo là một trong những cái nhà cung cấp hệ thống ERP mà cho phép người dùng có thể sử dụng nền tảng công ngôn ngữ lập trình mở để mà truy truy vấn vào trong cái source code của Odoo để viết thêm. Như vậy thì nó có nhiều cái cách tiếp cận khác nhau.
Hay là nói về ERP theo development tức là cái sự phát triển của sản phẩm theo hình thức nào. Ở đây phân chia ra là ERP có thể vận hành độc lập hay còn gọi là stand-a-lone và ERP vận hành trên nền tảng SAAS tức là software as a services là hình thức cho thuê dịch vụ. Khách hàng không cần chi trả một lần mà có thể là khách hàng phải thuê hàng tháng.
Hay là một khái niệm khác mà chúng ta sẽ thường thấy nhiều hơn đó là theo organization size tức là độ lớn của tổ chức. Sẽ được chia ra là Enterprise là các doanh nghiệp rất lớn. Còn Midle Market là những công ty vừa hay là Small business là doanh nghiệp khá nhỏ.
Đôi với khái niệm software development sẽ chia ra dạng là ERP on-premise, on cloud hay là ERP in hybrid. Đây là 3 khái niệm rất là phổ biến trên thị trường mà mọi người hay nghe các nhà cung cấp giới thiệu.
Hệ thống ERP on-premise được hiểu là một hệ thống ERP mà người dùng sau khi đầu tư thì họ phải có cái cơ sở hạ tầng để mà cài đặt cái hệ thống ERP lên đó và họ sẽ quản lý trực tiếp cái hệ thống hệ thống ERP thông qua cơ sở hạ tầng đặt tại nhà máy hoặc tại công ty hay là đặt ở một cái trung tâm data center mà họ thuê. Tóm lại khách hàng cần phải tự quản lý hệ thống và cái mô hình mà họ trả phí cho cái on-premise này là bình thường và khách hàng chỉ phải trả một lần và không phát sinh chi phí về mặt license hàng năm, chỉ có phát sinh cái chi phí là bảo trì thôi.
Khác biệt hoàn toàn là mô hình ERP on-Cloud. Tức là hệ thống ERP doanh nghiệp không cần tốn công quản lý và không giữ hệ thống database của chính công ty mình mà database của mình sẽ được đặt ở một cái nơi mà thường gọi là data center của cái nhà cung cấp.
Ví dụ như là Oracle hay là Microsoft họ sẽ có cái trung trung tâm dữ liệu rất là lớn ở các quốc gia khác nhau. Họ sẽ đặt hệ thống tại trung tâm dữ liệu đó và dữ liệu ERP của khách hàng ở Việt Nam sẽ được đặt ở tại trung tâm đó. Và hàng tháng, mô hình license bản quyền thì khách hàng chỉ việc thuê và trả hàng tháng theo số lượng user và số lượng phân hệ chức năng mà mình đang sử dụng. Mô hình này không có hình thức là mua đứt một lần giống như là mô hình on-premise phía trên.
Một mô hình nữa là hybrid ERP là mô hình kết hợp cả on-premise và on-cloud để mà vận hành một hệ thống. Ví dụ khách hàng sử dụng các module chính như là mua hàng, bán hàng tồn kho sản xuất nằm ở server ở nhà. Tuy nhiên có những module như e-commerce hay là những cái module liên quan về tính toán về AI,... thì họ phải thuê dịch vụ từ một nhà cung cấp thứ ba để tích hợp vào hệ thống của họ. Thì những cái Phân hệ mà thuê đó nó được nằm ở trên hệ thống cloud. Chia sẻ dữ liệu trên cloud. Như vậy thì một phần là nằm ở nhà, một phần nằm ở trên cloud và hai hệ thống này đã được kết nối với nhau cũng trở thành một hệ thống ERP. Và hệ thống ERP lúc này nó gọi là hybrid ERP. Nó không có nằm trọn vẹn ở một nơi nào cả mà nó chia đôi ra.
Hi vọng bài viết này có thể dễ dàng cho tất cả các bạn phân biệt được rằng là đối với một hệ thống nếu mà chúng ta phân chia ra thì có rất là nhiều khái niệm. Từ ác hệ thống ERP theo size, theo mô hình vận hành on-premise hay là on-cloud, là mô hình mua trọn gói hay là mua theo từng chức năng,.. rất nhiều khái niệm. Khi hiểu được nó, hi vọng các bạn có thể áp dụng ch doanh nghiệp của mình sau này hoặc là mình đi tư vấn cho khách hàng thì sản phẩm mình bán cho khách hàng hoặc là cái sản phẩm mình đang sử dụng là nó thuộc cái nhóm nào trong cái định nghĩa loại ERP.
Cảm ơn tất cả mọi người.
Khanh Nguyễn - 14/03/2025