Hello mọi người, trong bài viết này mình sẽ trình bày chủ đề liên quan đến IFRS trong hệ thống SAP S/4HANA. Đây thực sự là một chủ đề khó đối với mình nên mình sẽ update và hoàn thiện dần nhé.
Trong bài viết này mình sẽ viết các nội dung:
- Đầu tiên là lộ trình triển khai về IFRS tại Việt Nam.
- Thứ hai là liên quan đến việc tác động của chuyển đổi IFRS ở Việt Nam như thế nào.
- Thứ ba là các case ở Việt Nam khi ứng dụng IFRS.
- Điểm thứ tư là các điểm chính trong IFRS và map với module FICO của hệ thống SAP S/4HANA
OK! Let's go nha!!!
I/ Lộ trình triển khai IFRS tại Việt Nam:
Khi mọi người làm ở trong doanh nghiệp hoặc có nghiên cứu qua thì chắc sẽ biết về các thông tin này. Mình sẽ chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ 2022 đến 2025 là giai đoạn một và các doanh nghiệp sẽ áp dụng IFRS tự nguyện. Tự nguyện ở đây có nghĩa là doanh nghiệp nào muốn công bố báo cáo tài chính của mình bằng báo cáo chuẩn mực của IFRS thì chúng ta chỉ cần đăng ký với bộ tài chính hoặc là bên cơ quan nhà nước. Và khi ứng dụng thì doanh nghiệp sẽ trình bày báo cáo theo chuẩn mực của IFRS và không cần phải nộp báo cáo tài chính theo VAS nữa. Tuy nhiên đối với bên cơ quan thuế thì chúng ta vẫn phải vẫn phải nộp những một số báo cáo theo chuẩn mực của VAS.
Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ có hai loại báo cáo tài chính là: Báo cáo tài chính hợp nhất và báo cá tính tài chính riêng lẻ.
Báo cáo tài chính hợp nhất là những báo cáo tài chính của những công ty có nhiều công ty thành viên. Khi đó chúng ta phải làm báo cáo hợp nhất và gửi cho cơ quan nhà nước. Ở giai đoạn một, ngoài những công ty tự nguyên ra thì sẽ áp dụng cho một số công ty lớn ở Việt Nam. Đây là những đơn vị mà các cơ quan nhà nước sẽ ưu tiên. Ví dụ như nhóm công ty là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế lớn, các công ty nhà nước là tập đoàn kinh tế lớn có vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế hay là các công ty mẹ là công ty niêm yết trên sàn chứng khoán,... thì giai đoạn 2022 đến 2025 cũng được khuyến khích là áp dụng IFRS vào báo cáo tài chính. Thông thường thì những nhóm doanh nghiệp này cũng đã ứng dụng một số hình thức về báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế rồi nên đây được xem là giai đoạn khuyến khích.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bắt buộc các doanh nghiệp sau là phải áp dụng. Theo như thông tin mà mình biết được là hình như là cơ quan nhà nước chúng ta đang mở rộng, thay vì năm 2025 thì có thể là đến năm 2027 hoặc sau 2027 mới bắt buộc.
II/ Tác động của chuyển đổi IFRS ở Việt Nam
Trong phần này, mình sẽ chia ra làm bốn nhóm:
- Liên quan đến kế toán, thuế và báo cáo và các những báo cáo khác.
- Liên quan đến vận hành trong doanh nghiệp
- Liên quan đến hệ thống và quy trình CNTT
- Và thứ tư là đến nhân sự và những phần Change Management
...Vì việc chuyển đổi từ các chuẩn mực kế toán quốc gia (như VAS ở Việt Nam) sang IFRS sẽ có tác động sâu rộng đến các phòng ban kế toán. Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ các ảnh hưởng, cách thức chuẩn bị và các biện pháp xử lý để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động tài chính.
1) Nhóm liên quan đến kế toán:
Đối với kế toán, khi doanh nghiệp muốn báo cáo IFRS, ngoài việc làm báo cáo tài chính hợp nhất hay báo cáo tài chính riêng lẻ mà tuân thủ IFRS, thì tất cả những việc hạch toán chi tiết phía dưới liên quan đến việc thay đổi bộ COA (Chart of Accounts) cũng cần phải làm. Khi đó, chúng ta cần phải có số chi tiết thì mới làm báo cáo hợp nhất được. Ngược lại bên Thuế Việt Nam thì vẫn tuân thủ theo VAS, nghĩa là chúng ta cần chuẩn bị trước những gì chúng ta cần phải làm cho báo Thuế và tách biệt ra cho báo cáo IFRS. Khi đó cần:
- Xác định quy mô tác động tiềm ẩn đến báo cáo tài chính. Ví dụ doanh nghiệp khi đánh giá lại tài sản cố định vào cuối năm theo thị trường thì được gọi là khoản định giá fair value uplift của tài sản cố định (TSCĐ). Đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) thì chúng ta đánh giá theo giá trị gốc của TSCĐ. Lúc này chúng ta cần xác định rằng là hằng năm chúng ta phải đánh giá lại như thế nào theo chuẩn mực của IFRS, chênh lệch sẽ được post vào tài khoản nào, được đánh giá ra sao. Những quy tắc và mô hình tác động vào cần được xác định rất rõ.
- Xác định các thay đổi đối với các yêu cầu công khai
- Xác định nhu cầu dữ liệu mới hoặc thay đổi cụ thể là các dữ liệu liên quan G/L account tuân thủ IFRS mà tách biệt với VAS
- Đánh giá hệ thống tài khoản hiện có và sửa đổi nếu cần
- Đánh giá và lập kế hoạch về tác động đối với bất kỳ báo cáo thuế và quy định hiện hành để lúc xây dựng mô hình làm báo cáo cần xác định sự khác biệt giữa 2 chuẩn mực kế toán để trình bày trên BCTC.
- Xây dựng báo cáo tài chính kỹ thuật trong các lĩnh vực phức tạp ví dụ các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng hoặc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cho thuê tài chính,... khi áp dụng IFRS 16 vào sẽ cần tính toán lại giá trị của dòng tiền cho những khoản vay trong tương lai mà mình discount. Giá trị đó ngược lại giá trị hiện tại của dòng tiền để mình xác định được giá trị đó sẽ được cập nhật trong Right-of-use Asset như thế nào,...
Tất cả nhũng kỹ thuật đó chúng ta cần phải hiểu rất rõ để xây dựng lên các mô hình kỹ thuật liên quan.
2/ Liên quan đến vận hành:
Khi ứng dụng IFRS vào doanh nghiệp sẽ liên quan rất nhiều đến sự thay đổi do đó cần xây dựng kế hoạch truyền thông và giảm thiểu tác động cho tất cả các bên liên quan mà cụ thể chịu tác động nhiều nhất là bên Kế Toán Tài Chính. Ví dụ các bộ phận liên quan đến kho, khai báo hợp đồng cho thuê, hợp đồng đi thuê,... thì cần khai báo cho đúng để khi hệ thống tính toán những giá trị liên quan đến khoản đi vay, khoản cho vay hay khoản đi thuê,... chúng ta sẽ có số liệu đúng.
Những phần đánh giá tác động liên quan đến các vấn đề kinh doanh chung như điều khoản hợp đồng, thông lệ định giá, quyết định thuê so với mua, tuân thủ giao ước nợ,... sẽ là phần rất khác biệt của IFRS so với VAS.
Giả sử doanh nghiệp có các hợp đồng cho thuê tài chính và quyết định tuân thủ theo IFRS thì các nghiệp vụ sẽ khác so với VAS. Ví dụ ta có 1 hợp đồng cho thuê trong 5 năm và đã xảy ra được 2 năm rồi, tại thời điểm năm thứ 3 trở về sau, doanh nghiệp quyết định tuân thủ theo IFRS 16 thì ta cần đánh giá lại và chuyển đổi thông tin của hợp đồng như thế nào cho phù hợp với IFRS 16.
Và cần có 1 ngân sách đào tạo nội bộ đặc biệt là dành cho kế toán tài chính để nhân sự hiểu rằng khi áp dụng IFRS sẽ có sự khác biệt gì, hiệu quả ra sao và vận hành như thế nào.
3/ Hệ thống và quy trình
Để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng tự động hoá thì chúng ta cần xác định GAP về hệ thống và quy trình nghiệp vụ.
Đầu tiên chúng ta cần xác định "GAP" về hệ thống và quy trình liên quan như vào cuối năm cần đánh giá lại khoản mục liên quan đến TSCĐ (Tài sản cố định), Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có Farm thì sẽ có rất nhiều TSCĐ cho từng Farm một, đánh giá lại như là theo fair value như thế nào, tại sao chúng ta lại phải đánh giá theo fair value, fair value nó lấy từ đâu,...
Sau khi xác định được rồi thì chúng ta sẽ phải thay đổi thông tin đó trong từng tài sản cố định trong hệ thống... Đó là khi chúng ta cần xác định "GAP"
Việc thứ hai là chúng ta phải thiết kế lại và thực hiện các thay đổi quy trình của mình liên quan đến các bộ phận bên ngoài kế toán, thuế và báo cáo. Có nghĩa là bên ngoài những hoạt động của bên phòng kế toán tài chính của doanh nghiệp thì còn các bên liên quan cũng cần phải thay đổi.
Ví dụ đối với IFRS15 là recondition chẳng hạn. Khi một hợp đồng kinh tế phát sinh giữa người mua và người bán nhưng mà doanh thu được xác định là dài hạn. Khi đó thì chúng ta cần phải xác định được rằng là tại thời điểm mà mình ghi nhận doanh thu thì lợi nhuận mình ghi nhận được tại thời điểm đó là bao nhiêu luôn chứ không phải một hợp đồng giá trị 100 triệu mà tại thời điểm mình xác định nhận doanh thu là mình ghi hết 100 triệu là không đúng. Giả sử phần lợi nhuận nhận lại được tại điểm đó chỉ có 70 triệu thôi thì chỉ ghi nhận doanh thu 70 triệu. Còn 30 triệu kia chưa được ghi nhận. Trường hợp này phải thực hiện các quy trình thay đổi và mình phải optimize các yêu cầu, các tiêu chuẩn như thế nào đó để các bộ phận khác liên quan phải ghi nhận thông tin đầy đủ. Lúc đó, khi hệ thống vận hành sẽ ghi nhận được các thông tin, các chỉ số đúng.
Sau đó, doanh nghiệp cần phải đánh giá những thay đổi cần thiết đối với kiểm soát nội bộ, các báo cáo tài chính có liên quan, làm việc với bộ phần IT để xác định các nhu cầu mới của hệ thống để làm thế nào đó đảm bảo rằng khi vận hành IFRS thì hệ thống ERP cũng phải ghi nhận được
Cuối cùng là xây dựng kế hoạch chuyển đổi và đổi dữ liệu khi hệ thống đang chạy hai chạy hệ thống song song nhiều bộ sổ. Có nghĩa là tại thời điểm mà doanh nghiệp sử dụng IFRS thì song song đó là chúng ta cũng cần phải có VAS (dành cho báo cáo thuế nữa).
Mình vẫn đang update (00h00, 25 Mar 2025)