Nhận tư vấn nhiều hơn

Đã gửi yêu cầu thành công

Cảm ơn bạn đã liên hệ!

ads-banner-1

Sự liên quan và cơ hội nghề nghiệp giữa SAP Consultant, Business Analyst (BA) và Data Analyst (DA)

Ngày đăng:

30/10/2024
SAP-Consultant-vs-BA-and-DA
Chào mừng bạn đến với bài viết này. Bài viết này dành tặng các bạn muốn tìm hiểu về ngành nghề SAP Consultant và một vài khác biệt giữa Business Analyst (BA) và SAP Consultant hoặc là người làm Data Analyst (DA) có thể làm SAP Consultant không
Khi bắt đầu làm việc với SAP ERP, việc tìm hiểu các sản phẩm của SAP là rất quan trọng. Khi đã nắm rõ kiến thức về sản phẩm và dịch vụ ngành sẽ hỗ trợ tốt cho công việc của bạn trong tương lai. 
Ok. Let's go nha!!!


Trong hình trên, bạn có thể thấy dãy sản phẩm chính của SAP bao gồm Cloud ERP, với sản phẩm cốt lõi là SAP S/4HANA. Trong SAP S/4HANA có nhiều phân hệ như SD, MM, PP, và FICO,...

Bổ sung cho phần core của sản phẩm sẽ đến phần Industry Specific Sustainable (gọi là giải pháp đặc thù theo ngành). 
Với Industry-specific and subtainables, bạn có thể hiểu là bên cạnh các sản phẩm ERP, SAP còn có các quy trình BEST PRACTICE theo từng ngành nghề mà hãng đã đóng gói vào các sản phẩm ERP của mình. Khi doanh nghiệp áp dụng fit-to-standard theo quy trình của SAP thì có thể dùng các quy trình được chuẩn hóa này mà vẫn đảm bảo khả năng vận hành đặc thù theo từng ngành nghề. 
Ngoài phần cốt lõi, SAP cũng cung cấp các giải pháp đặc thù theo ngành, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới hiện nay đang hướng đến sự phát triển bền vững. 
Ví dụ Hiện tại toàn bộ thế giới theo hướng phát triển bền vững thì SAP cũng có phần giải pháp hỗ trợ cho sustainable như đặc thù ngành sản xuất sắt thép sẽ có phát thải về khí công nghiệp. Trên hệ thống, SAP có phát triển thêm một số cấu phần để ghi nhận các thông tin như điện, nước, chất thải, sử dụng bao nhiêu công năng để ra 1 tấn thép chẳng hạn,... để khi xuất khẩu sắt thép sang các thị trường khó tính hơn như châu Âu chẳng hạn thì có thể truy xuất các thông tin liên quan. Các ngành như bán lẻ và dệt may cũng có những giải pháp riêng biệt như Fashion for Vertical - Retail and Fashion
Ngoài core Cloud ERP và Industry-specific and Subtainables, hãng SAP còn cải thiện và mở rộng thêm bởi các Giải pháp LOB (Line of Business). Các giải pháp như SAP SuccessFactors giúp quản lý nhân sự, SAP Ariba hỗ trợ quản lý mua sắm, và SAP Customer Experience tập trung vào chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, SAP cũng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào tất cả sản phẩm của mình thông qua tên gọi Joule, tạo ra những cải tiến đáng kể. Mình sẽ có bài viết riêng về phần AI này.
Tất cả những sản phẩm này, đặc biệt là Cloud ERP, hãng SAP sẽ cố gắng giữ chuẩn nhất có thể. Các phần phát triển thêm, SAP sẽ đưa ra các platform riêng biệt để hỗ trợ trong doanh nghiệp.
Đó là bức tranh chung về sản phẩm của SAP. Và khi bạn trở thành SAP Consultant, hay là một người tìm hiểu các giải pháp của SAP để ứng dụng, có thể bạn sẽ chọn 1 sản phẩm mà mình có thế mạnh hoặc cần triển khai. 
Về cơ hội nghề nghiệp, ngành SAP đang mở ra nhiều triển vọng, đặc biệt cho vị trí SAP Consultant. Hiện tại, khoảng 80-90% nhân lực tại Việt Nam tập trung vào SAP S/4HANA, và nhu cầu nâng cấp lên hệ thống này sẽ tăng cao khi hỗ trợ cho các phiên bản cũ sẽ dần kết thúc vào năm 2025. Theo góc độ của mình, bản chất góc độ nghề SAP Consultant ở Việt Nam vẫn đang và sẽ rất thịnh khi giải pháp ERP của SAP vẫn là cốt lõi và các doanh nghiệp lớn hầu như đều đang sử dụng SAP S/4HANA để vận hành nên nếu theo nghề SAP Consultant thì trong tương lai sẽ không thiếu việc làm.
 
Trong hệ thống SAP S/4HANA có rất nhiều phân hệ liên quan đến nhiều quy trình nghiệp vụ. Khi tìm hiểu giai đoạn đầu thì các bạn cần xác định rõ rằng bạn sẽ đi theo chuyên môn gì trong nghề SAP: SAP Functional hay SAP Technical
Nếu bạn có background về Tài chính kế toán, hay quản lý công nghiệp, quản lý bán hàng, logistics, quản lý sản xuất,... thì sẽ tập trung vào đúng từng phân hệ trong nhánh SAP Functional Consultant.
Đối với nghề SAP Consultant thì kỹ năng không chỉ cần kiến thức chuyên môn của hệ thống mà còn cần các kiến thức nghiệp vụ vận hành của từng ngành nghề cụ thể và một số kỹ năng mềm khác. Khi đó bạn cần bổ sung thêm các kiến thức về nghiệp vụ, về quy trình. Các bạn sinh viên năm 3 năm 4 nếu tìm được các công ty để thực tập thì khá tốt, lúc đó bạn hãy cố gắng học, đào sâu và nhớ càng nhiều càng tốt.

Có thể các bạn trẻ nghĩ rằng mình mới “chân ướt chân ráo” ra trường thì biết gì mà tư vấn cho những khách hàng hơn cả vài chục tuổi. Tuy nhiên, đối với nghề tư vấn là dựa trên những phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả, kết hợp cùng kinh nghiệm và mạng lưới chuyên gia toàn cầu. Vì vậy, kể cả sinh viên mới ra trường nhưng có tố chất và khả năng học hỏi nhanh thì vẫn hoàn toàn có thể bắt đầu.

Tính chất của nghề tư vấn là vừa làm vừa học, mà bạn sẽ được học từ toàn những nguồn tốt nhất. Mình đọc được đâu đó một ý có vẻ đúng: "Đi học Thạc sĩ thì mình trả tiền để được học, còn làm trong ngành Consultant thì họ trả tiền để mình học."

Mình hay nhận được câu hỏi là: nghề SAP Consultant khác gì so với nghề BA (Business Analyst). Thực ra đây chỉ là cách gọi khác nhau cho 1 vị trí với sản phẩm hệ thống thông tin khác nhau. Bản chất đây vẫn là công việc phân tích nghiệp vụ và tư vấn nghiệp vụ lại cho khách hàng. Nếu nói rõ ràng về vị trí và công việc của BA và SAP Consultant làm những gì khác nhau thì khá là khó. Mình nghĩ các bạn đừng quá phân biệt nhiều về các tên gọi này.
Nếu thực sự nói đến sự khác nhau, có thể bạn suy nghĩ rằng thông thường SAP Consultant sẽ phần nào đó giống với BA, sẽ là người đi lấy nghiệp vụ của khách hàng, sau đó phân tích nghiệp vụ và đưa các thông tin đó cho đội technical làm. 
Thì thực tế hơi khác 1 chút. Đối với góc độ nghề SAP Consultant hay đã dấn thân vào nghề tư vấn thì bạn cần đặt bản thân vào tâm thế là một người tư vấn viên. Bạn sẽ đem kiến thức ngành, kiến thức về hệ thống của mình để tư vấn cho khách hàng rằng cần phải làm gì cho tốt hơn.
Ví dụ đối với quản lý chuỗi cung ứng sẽ liên quan rất nhiều đến việc bạn thấu hiểu chuỗi cung ứng ở Việt Nam và quy trình hỗ trợ Logistics trên toàn thế giới. Khi đó bạn sẽ có (và cần) rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm này không chỉ nằm trên hệ thống SAP S/4HANA mà kinh nghiệm này nằm trong quá trình bạn hiểu ngành nghề đó như thế nào, luồng dữ liệu từ bán hàng cho đến phòng thu mua để lập kế hoạch sản xuất ra sao,...
Từ BA - Business Analyst, bản chất không chỉ là phân tích nghiệp vụ mà còn là đem những giá trị hiểu biết của mình đến user và người dùng. Nên mình nghĩ hãy bắt đầu công việc với tâm thế trở thành Consultant sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu xuất phát điểm có nền tảng từ Công nghệ thông tin và theo hướng SAP Technical Consultant thì sẽ có một số hướng như: Lập trình ABAP, Tích hợp hệ thống, Quản trị hệ thống, hay làm Data...
Tương lai gần của lập trình viên ABAP trong thời gian sắp tới chắn chắn sẽ không mai một. Tuy nhiên theo xu thế thì SAP BTP sẽ là tương lai của SAP. Theo định hướng này, SAP muốn giữ core ERP của SAP là clean core - nghĩa là giữ ở mức standard càng nhiều càng tốt và các extension hay các phát triển thêm sẽ nằm trên BTP. Nếu bạn đã có skill về ABAP thì có thể học thêm BTP pro-code. 
Trên SAP BTP (Business Technology Platform), bạn có thể tìm hiểu qua PIS (Process Integration Suite) và PAS (Process Automation Suite). Đây là hai bộ công cụ quan trọng trong SAP BTP:
  • PIS (Process Integration Suite): cung cấp các công cụ và dịch vụ để tích hợp quy trình vận hành giữa SAP và bên ngoài. Công cụ này hỗ trợ việc kết nối và giao tiếp giữa các hệ thống khác nhau, cho phép chia sẻ dữ liệu và quy trình liền mạch. Các tính năng bao gồm tích hợp API, quản lý sự kiện, và chuyển đổi dữ liệu. 
  • PAS (Process Automation Suite) cung cấp các công cụ để tự động hóa quy trình doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa và giảm thiểu công việc thủ công bao gồm khả năng tạo và quản lý các workflow, sử dụng robotic process automation (RPA) để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại.
Hay với các bạn có thế mạnh về DA (Data Analyst) muốn khai thác Data trong SAP hiệu quả thì cần hiểu được Data nào, dùng cho việc gì. Ví dụ Data từ bán hàng, data quản lý kho hoặc data từ Tài chính kế toán sẽ có sự khác biệt nhau khá nhiều. Việc khai thác Data đó được ứng dụng sâu xa hơn việc vận hành hằng ngày của doanh nghiệp mà còn dùng cho việc phân tích số liệu và định hướng phát triển kinh doanh của tổ chức đó như thế nào.
Đặc biệt trong SAP BTP sẽ có một số sản phẩm liên quan đến Data & Analysis bao gồm Analysis and Planning, Data Management,... hay các bộ sản phẩm chuyên làm data modeling cho những loại dữ liệu về business như SAP SAC (SAP Analytics Cloud) hay Datasphere,... Nếu bạn là techincal và có thế mạnh về mảng data có thể xem xét hướng phát triển này vì thực tế tư vấn viên mảng Data trong ngành SAP đang thực sự khá hiếm. 
Bên cạnh đó, trong Core Cloud ERP của SAP còn phân nhánh thành các sản phẩm với các tên gọi khác nhau như RISE with SAP hay GROW with SAP.

Khi đã xác định được công việc bạn là làm về tư vấn nghiệp vụ hay kỹ thuật rồi, thì bạn sẽ hình dung được các nhóm doanh nghiệp mà mình sẽ apply vào làm.

  • Nhóm làm việc tại nội bộ của công ty đang sử dụng SAP S/4HANA để vận hành: Đây là nhóm công ty khá lớn, giàu và to vì đơn giản: để đầu tư cho một hệ thống thông tin như SAP S/4HANA thì sẽ tốn ngân sách khá nhiều. Khi đó công việc hàng ngày của các bạn sẽ là tiếp nhận các issue thực tế của user và làm việc đội nhóm để phân tích các yêu cầu đó đúng hay không đúng. Nếu chưa phù hợp thì các đề xuất giải quyết thực tế sẽ như thế nào. Đề xuất cần thêm gì, thêm nhân sự hay ngân sách, hoặc là thời gian,... 
  • Đối với SAP Consultant từ đối tác triển khai dự án cho khách hàng: Trong từng giai đoạn của dự án triển khai, thường các bạn sẽ được làm các công việc khác nhau như thu thập các yêu cầu tổng quan đến chi tiết, phân tích về hiện trạng đã có và chưa có, những yêu cầu mong muốn trong tương lai như thế nào, giai đoạn nào triển khai là phù hợp, timeline của yêu cầu đó có phù hợp chưa, giải quyết các yêu cầu quy trình nghiệp vụ (blueprint) của khách hàng trên hệ thống như thế nào, đào tạo người dùng xem hệ thống đã đáp ứng có đúng đề bài đặt ra ban đầu hay không, sau vận hành cần phát triển thêm các yêu cầu nào,...
  • Về hãng SAP, thông thường sẽ họp với đối tác để update các cập nhật mới và quan trọng của sản phẩm hay họp với khách hàng để tư vấn sản phẩm đang trong giai đoạn nào để hỗ trợ khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, trách nhiệm của các bên tới đâu, làm được gì, làm sao để khách hàng sử dụng SAP tốt hơn. Hay hỗ trợ các đối tác làm thầu, đánh dự án, tăng tỉ lệ cạnh tranh.
Đó chỉ là một số ý chính, thực tế công việc hàng ngày còn muôn hình vạn trạng hơn. Để thành công trong vai trò SAP Consultant, không chỉ cần kiến thức chuyên môn về hệ thống mà còn cần am hiểu về nghiệp vụ vận hành của từng ngành cụ thể. Kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm cũng đóng vai trò quan trọng. Với cơ hội nghề nghiệp phong phú và đặc biệt là sự phát triển của SAP S/4HANA, việc nắm rõ các sản phẩm và xu hướng trong ngành sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này.
Bạn có thể đọc thêm qua bài viết: Kỹ năng nên có của SAP ERP Consultant chuyên nghiệp
Hi vọng bài viết này sẽ có thể cung cấp nhiều thông tin hơn cho các bạn cần tìm hiểu. Bài viết có thêm phần chia sẻ từ anh Hùng Trần - hiện đang là admin diễn đàn SAP Consultant Vietnam với vai trò khách mời trong buổi đào tạo cho cuộc thi ERP Simulation Game dành cho 09 trường Đại học thuộc khối SAP University Alliances (SAP UA)
Mình là Khanh Nguyễn, mình đã tốn khá nhiều thời gian để biên soạn và viết lại nội dung này. Nếu các bạn có copy vui lòng dẫn nguồn. Trân trọng cảm ơn.
Khanh Nguyễn | 30/10/2024

Chia sẻ bài viết

Để lại Lời nhắn

Đăng ký nhận bảng tin 🙌

Luôn được cập nhật với những bài viết chia sẻ mới nhất từ mình qua email.

Đăng ký ngay bây giờ, huỷ bất cứ khi nào.