Chào các bạn, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ tổng quan một số định hướng nghề nghiệp với SAP mà các bạn có thể tham khảo cho lộ trình nghề nghiệp của bản thân.
Trong mảng liên quan đến SAP sẽ có 3 nhóm đối tượng nằm trong hệ sinh thái của SAP. Đó là hãng SAP, các đối tác triển khai SAP và nhóm các khách hàng đang sử dụng SAP để quản trị.
Khi các bạn định hướng nghề nghiệp của bản thân với SAP, các bạn có thể target vào 1 trong 3 nhóm đối tượng này. Bạn thích làm cho khách hàng hơn, hay muốn vào làm việc cho các đối tác triển khai, hoặc làm việc trên hãng SAP.
Ngoài làm việc cho hãng, sẽ có một số vị trí mà các bạn có thể tham khảo:
I/ Làm việc cho khách hàng sử dụng SAP
Các bạn sẽ trở thành Business User với một số vị trí như Data Analysic, Engineer, Business Analyst. Các bạn có thể nghiên cứu, phân tích những quy trình trong doanh nghiệp, sau đó đưa ra những đề xuất cải tiến hoặc làm việc với bộ phân IT để làm sao có thể trung hòa các yêu cầu cải tiến đó với hệ thống.
Trong mỗi doanh nghiệp, các đề án cũng cần các vị trí Project Manager. Với vị trí này, các bạn cần có một số kinh nghiệm nhất định để apply vào công việc đó.
Hoặc là các bạn cũng có thể trở thành người dùng hệ thống ở từng phòng ban.
>> Đọc thêm:
"Học SAP, làm SAP - Bắt đầu từ đâu?"
"Một hướng đi của ngành Hệ thống thông tin: Nghề ERP"
“Các điều kiện cần có để làm việc và phát triển trong ngành SAP”
“Sơ lược vị trí SAP Consultant và lộ trình phát triển nghề nghiệp”
II/ Ứng tuyển vào các đối tác triển khai hệ thống SAP
Với SAP, hiện tại hãng không triển khai giải pháp trực tiếp đến khách hàng mà thông qua các đối tác triển khai tại từng khu vực.
Ở đối tác triển khai SAP, các bạn có thể apply vào các vị trí.
1/ Nhóm Consulting:
Đây là nhóm đối tượng rất quan trọng. Các bạn sẽ trực tiếp đến khách hàng. Ví dụ tập đoàn A hoạt động kinh doanh trên rất nhiều ngành nghề khác nhau. Làm sao họ có thể áp dụng SAP để quản lý cũng như vận hành doanh nghiệp sau này. Các bạn tư vấn (Consultant) sẽ cần phải rất hiểu giải pháp SAP, đây là điều kiện tiên quyết. Các bạn cần biết SAP có các module gì, từng cách vận hành ra sao, dòng chảy của data đến từng phân hệ như thế nào, cũng như cần phải biết nếu người dùng thực hiện thao tác trên hệ thống thì sẽ liên quan gì đến các bộ phận phía sau,...
Đối tượng Consultant là các anh chị làm việc trực tiếp đến giải pháp rất nhiều (cài đặt, kiểm thử, tư vấn đến khách hàng).
Đây là một số chức vụ mà các bạn có thể research lại.
Mỗi vị trí này đều có mô tả công việc riêng. Đa phần đều bắt đầu từ 1 vị trí cơ bản nhất. Sau đó tùy vào năng lực và sự yêu thích của các bạn, các bạn có thể chọn cho mình những ngã rẽ riêng.
Ví dụ: Với các bạn tốt nghiệp bên khối ngành kinh tế, không có biết gì về code, lập trình thì điểm khởi đầu thường sẽ là Business Consultant. Đây là những người sẽ hiểu về quy trình của doanh nghiệp trước. Có bạn sẽ học về Supplychain, bạn sẽ biết được luồng chạy của hàng hóa qua các phòng ban như thế nào trước. Bạn đã biết được luồng chạy của hàng hóa như thế nào, qua các phòng ban nào, cần trao đổi các luồng thông tin đó ra sao,... Hay đối với các bạn kế toán, các bạn đã biết cách phân bổ chi phí, ngân sách của các phòng ban, cách ghi nhận công nợ khách hàng/nhà cung cấp,...
Sau khi đã được trang bị các kiến thức về doanh nghiệp xong, các bạn sẽ xem thử cách hệ thống SAP vận hành và khả năng linh động của hệ thống để đáp ứng được quy trình.
Vì vậy đa phần các bạn tốt nghiệp khối ngành kinh tế thường sẽ bắt đầu với vị trí Functional Consultant.
Với các bạn có niềm yêu thích đặc biệt về mảng logic hay lập trình thì có thể apply vào các vị trí Technical Consultant.
Từ các hướng ban đầu như thế, sau này các bạn có thể rẽ ra rất nhiều hướng khác nhau như: Quản trị dự án (Project Manager), Kiến trúc sư hệ thống (Solution Architect),...
2/ Nhóm Support
Sau khi hệ thống đã được xây dựng xong, giai đoạn sau đó là vận hành hệ thống. Ví dụ End-User sử dụng và có lỗi thì các bạn cần phải hỗ trợ họ, hay nhận các yêu cầu mới.
Đây là vị trí có cả bên đối tác triển khai và khách hàng sử dụng hệ thống để hỗ trợ vận hành.
3/ Sales và Presales
Đây là team cũng khá quan trọng, khi khách hàng đang phân vân chưa biết nên chọn SAP hay giải pháp nào khác, cũng như chưa biết khi nào mình sẽ nâng cấp lên một giải pháp ERP mới, lộ trình triển khai như thế nào. Team Sales và Presales sẽ là những người tiên phong để đến và nói chuyện, tư vấn với khách hàng, lập ra lộ trình chuyển đổi số, chỉ ra đâu là những cách áp dụng phù hợp nhất với hiện trạng doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp phù hợp cho khách hàng,...
Qua đây các bạn có thể tổng hợp lại và dựa vào đặc điểm tính cách của các bạn mà chọn ra các vị trí phù hợp hơn.
Ví dụ các bạn muốn làm việc nhiều hơn với con người, các bạn có thể apply vào các vị trí Sales/Presales. Hay lúc thích một mình lúc thì thích nói chuyện với người khác, vị trí ở team Consulting hay Support là khá phù hợp với các bạn để cân bằng giữa hệ thống và con người.
Ngoài ra cũng có một số vị trí chuyên dành cho các bạn yêu thích tính logic lập trình.
Qua đó các bạn có thể thấy với SAP, hệ sinh thái việc làm khá đa dạng và sẽ phù hợp phần lớn với các yêu cầu tính cách khác nhau trong công việc.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin đến các bạn cần tìm hiểu.